Đường cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu sắp được triển khai vào đầu tháng 3/2020, theo thông tin mới nhất từ chính phủ. Đây là thông tin đắt giá, khiến thị trường bất động sản ở khu vực này leo thang nhanh chóng. Đồng thời, cũng thu hút thêm nhiều dự án với vốn đầu tư nước ngoài và trong nước.
Trong năm vừa qua, thị trường bất động sản Bà Rịa Vũng Tàu trở nên sôi động hơn rất nhiều so với năm 2019. Thành công thu hút hơn 31 dự án có nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, với tổng số vốn lên đến 430 triệu USD và 43 dự án trong nước, vốn lên đến 7.917 tỷ đồng – một con số không hề nhỏ.
Theo quy luật chung của bất động sản, nơi có đường xá mở rộng thông thoáng thì giá đất tại đó sẽ tăng lên. Đất đai và nhà cửa quanh cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu cũng không ngoại lệ, giá trị của chúng sẽ được nâng cao.
Hãy cùng tìm hiểu tiến độ dự án đường cao tốc này để nắm bắt thị trường bất động sản tốt hơn nhé.
Giới thiệu thông tin dự án đường cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu
- Tên dự án: Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.
- Ký hiệu: CT13.
- Chiều dài con đường: 77,8km.
- Vốn đầu tư: 9.222,8 tỷ đồng.
- Điểm đầu của dự án: Tuyến Võ Nguyên Giáp, phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
- Điểm cuối: Nút giao thông Ông Từ, phường 12, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Nhà đầu tư dự án: Tổng công ty IDICO, Tổng công ty Sông Đà và Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Công ty Cổ phần Đầu BVEC.
- Cơ quan nhà nước quản lý: Bộ GTVT giao UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Quy mô: Đường cao tốc loại A cho phép xe di chuyển với tốc độ 100-200km/h với 6 làn xe di chuyển.
Về tính pháp lý, dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đã được nhà nước phê duyệt từ năm 2010. Tuy nhiên, do mức chi phí thực hiện quá cao, đơn vị giám sát PMU 85 đã đề xuất phân kỳ thành 2 giai đoạn.
- Giai đoạn 1: Đoạn Biên Hòa – Phú Mỹ độ dài 47km, với quy mô phân bố là 4 làn xe, mặt cắt ngang 17m. Giai đoạn này bao gồm 34,2km đường cao tốc phía Đồng Nai, 3.8 km cao tốc hướng Bà Rịa – Vũng Tàu, 8.8km đường cấp 3 đồng bằng nối từ cảng Cái Mép đến Thị Vải về phía Bà Rịa – Vũng Tàu. Điểm đầu của dự án giao với tuyến tránh Quốc Lộ 1, đi qua TP. Biên Hòa và cách ngã tư Vũng Tàu 6.5km về phía Bắc. Điểm cuối chính là Cảng Cái Mép – Thị Vải, đi qua tỉnh Đồng Nai 34,2km và 12,6km đi qua Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Giai đoạn 2: Mở rộng quy mô các tuyến đường đã thực hiện ở giai đoạn 1 lên thành 6-8 làn xe từ TX. Phú Mỹ đến TP. Vũng Tàu, tổng tuyến đường sẽ thực hiện là 31km. Theo dự kiến, khi hoàn thành giai đoạn 2, đường cao tốc sẽ có 6 làn xe, còn giai đoạn 1 sẽ có 4 làn xe. Thời gian thu phí cho giai đoạn 1 là 23 năm.
Tiến độ thi công cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đến đâu?
Ngày 08/02/2020, Phó Thủ Tướng Chính Phủ Trịnh Đình Dũng đã phê duyệt đề nghị của Bộ Giao Thông Vận Tải về vấn đề triển khai dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.
Cụ thể, 47km sẽ được thi công gấp trước, giải quyết tình trạng quá tải kẹt xe trên quốc lộ 51 hiện nay.
Tổng mức chi phí đầu tư là 9.222,8 tỷ đồng, theo hình thức BOT và công trình sẽ được khởi công xây dựng vào cuối năm 2020. Thời gian xây dựng dự kiến cho giai đoạn 1 là 24 tháng.
Giai đoạn 2 sẽ tách thành dự án riêng và bàn giao cho UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Dự án cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu đã được định hướng từ cách đây 10 năm. Tuy nhiên, vì mức kinh phí lớn, đơn vị tư vấn chỉ đề xuất thực hiện 4 làn xe và nguồn vốn trung ương chỉ có 1.800 tỷ đồng, nên chưa thu hút và kêu gọi nhà đầu tư thành công.
Vì vậy, đến nay dự án vẫn chậm rãi và chưa được thực hiện. Tình hình quá tải của Quốc Lộ 51 chính là yếu tố cấp bách để tuyến đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu được triển khai ngay.
Dưới đây là bản đồ đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.
Tuyến đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu có ý nghĩa gì khi hoàn thành?
Quốc Lộ 51 là con đường duy nhất nối TP. Biên Hòa và TP. Vũng Tàu, nhưng hiện tại tình trạng giao thông trên tuyến đường này đang quá tải. Đặc biệt, đoạn Biên Hòa – Phú Mỹ thường xuyên gặp tình trạng ùn tắc giao thông.
Vấn đề cấp bách cần giải quyết là xây dựng tuyến đường cao tốc Biên Hòa – Đồng Nai, để giải quyết tình trạng kẹt xe thường xuyên trên Quốc Lộ 51.
Khi tuyến đường cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu hoàn thành, việc vận chuyển hàng hóa tại 5 cảng biển lớn khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai, cũng như các khu công nghiệp sẽ trở nên đơn giản hơn. Đây sẽ là tuyến đường đầu mối giao thông quan trọng, giúp phát triển công thương mạnh mẽ hơn.
Hơn nữa, tuyến đường Biên Hòa – Đồng Nai nằm trong vùng trọng điểm phía Nam, tập trung nhiều đầu mối giao thông như cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải và sân bay Long Thành sẽ được hình thành trong tương lai.
Thị trường bất động sản Bà Rịa Vũng Tàu đi đầu khi cao tốc hình thành
Bà Rịa Vũng Tàu là vùng đất đắc địa trong vùng tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam của Việt Nam. Sự phát triển kinh tế nhanh chóng tại đây kéo theo việc cơ sở hạ tầng cũng phát triển đáng kể, dẫn đến tăng mạnh thị trường nhà đất.
Các nhà đầu tư bất động sản đánh giá Bà Rịa Vũng Tàu là thị trường tiềm năng, đặc biệt đối với những người nhanh nhẹn đón đầu xu hướng mới.
Vùng đất này còn có tiềm năng du lịch lớn từ trước đến nay. Không cần phải nói quá nhiều, chúng ta cũng biết lượng khách du lịch đổ về đây mỗi năm là rất lớn.
Số liệu thống kê cho thấy, năm 2018 có 13 triệu khách, năm 2019 là 15 triệu khách và con số này còn tiếp tục gia tăng khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động. Từ Sân Bay Long Thành, chỉ mất 1 giờ trên cao tốc để đến Vũng Tàu.
Dự án đường cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu khi hoàn thành sẽ tiếp tục thúc đẩy phát triển của Bà Rịa Vũng Tàu trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, du lịch, thương mại dịch vụ… Đồng thời, thị trường bất động sản cũng trở nên nóng hơn khi dự án này được triển khai.