Theo tiến độ thì dự án đường vành đai 3 đã chậm nhưng hiện nay cũng đã có nhiều tín hiệu tích cực. Đơn vị chủ đầu tư là Tổng công ty Đầu tư và phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long đã tiến hành vay vốn cho giai đoạn 1A để hoàn thiện từng bước dự án đường vành đai 3.
Tiến độ thi công đường vành đai 3
Triển khai giai đoạn 1A
Mặc dù được phê duyệt quy hoạch chi tiết thì năm 2011 sẽ triển khai đường vành đai 3 với 4 giai đoạn sẽ cùng với cao tốc Bến Lức – Long Thành qua 4 tỉnh vẫn chưa được khép kín chờ đợi vốn đầu tư để triển khai.
Theo bản quy hoạch ban đầu về dự án: Đoạn 1 từ Nhơn Trạch (Đồng Nai) – đến Tân Vạn (Bình Dương) dài 26,3 km, giai đoạn 1 phải hoàn thành trước năm 2017. Đoạn 3 từ Bình Chuẩn (Bình Dương) – đến quốc lộ 22 (TP.HCM) dài 17,5km, giai đoạn 1 phải hoàn thành trước năm 2019. Đoạn 4 từ quốc lộ 22 (TP.HCM) – đến Bến Lức (Long An) dài 29,2 km, giai đoạn 1 phải hoàn thành trước năm 2020.
Riêng đoạn 2 (từ Mỹ Phước – đến Tân Vạn) dài 16,3 km đi qua địa bàn tỉnh Bình Dương đã được đầu tư giai đoạn 1 và được đưa vào khai thác.
Theo đại diện của chủ đầu tư thì sau khi kí kết hiệp định vay vốn, bên phía chủ đầu tư sẽ tuyển thêm nhà thiết kế sau đó tuyển nhà thầu xây lắp và dự kiến cuối quý I-2021 sẽ khởi công đoạn 1A.
Cụ thể hơn, giai đoạn 1: Từ Tân Vạn – đến Nhơn Trạch của tuyến đường vành đai 3 được chia thành 2 giai đoạn: 1A và 1B. Dự án 1A xây dựng đoạn từ tỉnh lộ 25B đến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, khoảng 8,75 km gồm 6,3 km địa phận tỉnh Đồng Nai và 2,45 km địa phận TP.HCM. Đoạn 1A thực hiện bằng vốn vay ODA từ quỹ EDCF của Hàn Quốc với số tiền 190,96 triệu USD.
Trong quá trình bồi thường cho tuyến đường giai đoạn 1 thì việc giải phóng mặt bằng quận 9 đang được thực hiện các thủ tục điều chỉnh chủ trương chủ đầu tư trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng. Riêng địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện đang chờ phê duyệt chính sách giải phóng mặt bằng.
Giai đoạn 1B: Từ nút giao thông cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây nối với Thủ Đức ở nút giao Tân Vạn, chiều dài 8,96 km với bốn làn xe cơ giới và hai làn xe hỗn hợp, vận tốc cao nhất là 80km/giờ. Với hình thức BOT thì đoạn này sẽ sớm được triển khai và đi vào hoạt động.
Phương án tài chính của dự án 1B này là dùng nguồn vốn BOT sẽ thu hồi từ kinh phí đường bộ, hình thức theo lượt. Trong đó nhà đầu tư được quyền thu phí và bảo trì toàn bộ dự án thành phần 1A, 1B trong thời gian khai thác khác.
Cần huy động vốn để hoàn thiện dự án
Trong dự án đường vành đai 3 này ngoài 2 giai đoạn trên thì giai đoạn 3 và 4 vẫn đang huy động vốn ODA nên sẽ tiến hành thi công chậm hơn.
Vừa qua thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào các tỉnh phía nam, đại diện các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm có những đề xuất với Thủ Tướng bố trí vốn để làm dự án đường vành đai 3 nhằm tăng tính kết nối cho các khu vực khác sau này.
Được biết giai đoạn 3 dài 10,87 km và đoạn 4 dài 22,21 km, nhà thầu chính làTổng Công ty Cửu Long sẽ thực hiện bằng nguồn vốn viện trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á và đã hoàn thành công việc này. Về chủ trương đầu tư giai đoạn 3 và 4 bộ GTVT đã trình thủ tướng đề quyết định chủ đầu tư. Riêng về thẩm định nguồn vốn, Bộ GTVT sẽ trình Bộ KH&ĐT thẩm định (đầu tư theo hình thức đối tác công tư, hợp đồng BOT).
Ý nghĩa của tuyến đường vành đai 3 khi hoàn thành
Sau khi dự án đường vành đai 3 hoàn thành và đi vào hoạt động thì sẽ giảm được sự ùn tắc giao thông tại một số tuyến đường. Ngoài ra việc đi lại sẽ thuận lợi là tiết kiệm hơn rất nhiều về thời gian.
Tuyến đường huyết mạch đi vào vùng kinh tế trọng điểm phía nam này sẽ giúp cho rất nhiều vốn đầu tư trong nước và nước ngoài đổ vào cho những khu công nghiệp và khu dân cư trọng điểm.
Tại những nơi tuyến đường đi qua sẽ kéo theo sự tăng giá của bất động sản. Sẽ có rất nhiều dự án về nhà ở sẽ được triển khai. Cơ sở hạ tầng được nâng lên tại một số khu vực liền kề.
Tuyến đường vành đai 3 được dự đoán đem lại nhiều phúc lợi cho người dân khi đi qua. Tuy nhiên cần được sự quan tâm của của lãnh đạo địa phương thì dự án mới kịp tiến độ và đi vào hoạt động.