Hợp đồng giả cách là gì ? Hậu quả cần lưu ý

5/5 - (1 bình chọn)

Thời gian qua, tại các tỉnh thành trên cả nước tình trạng cho vay lãi diễn biến phức tạp. Nhiều người dân có ruộng đất, nhà cửa bỗng chốc trở thành tay trắng chỉ vì vướng vào bẫy cho vay theo hình thức “hợp đồng giả cách”. Các  “Con mồi” mà các đối tượng cho vay thường nhắm đến là những hộ cá nhân có nhu cầu về tài tính cấp thiết, tại những nơi vùng sâu vùng xa nơi còn thiếu hiểu biết về pháp luật và không thường xuyên được tuyên truyền. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về hợp đồng giả cách là gì và hậu quả nó để lại như thế nào qua bài viết sau.

Làm sao để biết hợp đồng giả cách

Hợp đồng giả cách là gì?

Theo lời của một luật sư, có thể hiểu đơn giản “hợp đồng giả cách” là hợp đồng mà các bên thực hiện nhằm che giấu đi một hợp đồng khác. Nhằm quá mắt người dân các đối tượng cho vay thường có thủ đoạn tinh vi, chuyên nghiệp, am hiểu về luật pháp. Các đối tượng đã được tư vấn kỹ về tính pháp lý trong trường hợp bị cơ quan tố tụng làm việc.

Đối tượng thường nhắm đến những “con mồi” đang cần gấp một số tiền nhất định, không âm hiểu về pháp lý sau đó các đối tượng cho vay ra điều kiện người cần vay tiền phải đem tài sản của mình để đảm bảo khoản vay.

Xem thêm:   Tìm hiểu quy định tách thửa Bình Dương mới nhất 2021

Các tài sản thế chấp thường có giá trị lớn như QSDĐ và tài sản gắn liền với đất sau đó sẽ đến cơ quan công chứng ký hợp đồng chuyển nhượng cho các đối tượng cho vay để hợp thức hoá hợp đồng. Nhưng thực ra đây chỉ là hợp đồng giả tạo.

Những hợp đồng này đa số là hợp đồng chuyển nhượng giả cách nhằm che đậy giao dịch vay mượn tài sản. Trong các điều kiện đó có điều kiện người vay tiền vi phạm thỏa thuận về thời gian trả lãi, trả nợ gốc thì mặc định tài sản này được chuyển dịch sang tên người cho vay. Người đi vay không có ý định này, nhưng suy nghĩ đơn giản và không lường trước hậu quả sau này.

Hậu quả của hợp đồng giả cách

Hầu như không thể xử lý hình sự các đối tượng cho vay được, vì tất cả các hợp đồng đều qua công chứng hợp pháp. Người vay đã ký và không thể hiểu hết hết hậu quả của giao dịch. Quá trình kiện tụng kéo dài gây tốn kém cũng như mệt mỏi, số tiền vay ngày càng lớn đó có lãi. Có thể đòi lại được quyền lợi nhưng cũng phải bán tài sản để trả nợ.

Nhìn qua các vụ việc gần đây, có thể thấy một trong những nguyên nhân khiến các đối tượng cho vay có cơ hội lừa đảo là do người dân rất e dè việc đưa tài sản của mình thế chấp cho ngân hàng họ cảm thấy mất nhiều thời gian, thậm chí chưa nói đến thái độ nhũng nhiễu của bộ phận cán bộ ngân hàng biến chất. Thêm vào đó là số tiền vay không lớn họ nghĩ sẽ có cách trả trong thời gian ngắn nhất.

Xem thêm:   Bổ sung bộ luật xây dựng mới nhất 2021

Làm sao để tránh rơi vào hợp đồng giả cách

Để tránh rơi vào tình trạng hợp đồng giả cách, người dân cần tìm hiểu và nhờ người hiểu biết hơn về pháp luật trước khi đặt bút ký. Khi ký hợp đồng phải đọc ký hợp đồng và không ký giấy tờ chuyển nhượng đất đai.

Về phía nhà nước, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đến với mọi người dân, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa. Qua đó mới hạn chế được tình trạng cho vay tiền và sau đó hợp thức hoá hợp đồng giả tạo nhằm chiếm đoạt tài sản.

Ngoài ra nên khuyến cáo người dân tham khảo ý kiến tại các buổi cử tri để hoàn thiện cơ sở pháp lý tránh để các đối tượng lợi dụng khe hở chiếm đoạt tài sản.

Tuy nhiên thời gian gần đây có nhiều vụ việc mà cơ quan pháp luật đã đứng về phía người bị hại trong những hợp đồng giả cách. Đây là tín hiệu đáng mừng vì sự quan tâm của nhà nước đến quyền lợi của những người dân.