Sau thông tin Nhà Bè sẽ sớm lên quận đây là thông tin được kiểm chứng tại ngày làm việc thứ 2 hội nghị Thành ủy TP.HCM (30-11-2019), Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân nhận định huyện Nhà Bè sẽ sớm lên quận so với các huyện còn lại, theo tính toán khi đến năm 2025 tỷ lệ hộ dân làm nông nghiệp gần như không còn, kinh tế chủ yếu là dịch vụ, công.
Huyện Nhà Bè đang thực hiện lên quận vào năm 2025 tại huyện này hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi, quan trọng nhất là quyết tâm của huyện cùng với các quyết sách để hiện thực hóa mục tiêu lên quận.
Huyện Nhà Bè khi nào lên Quận ?
Hiện tại Nhà bè đang đẩy nhanh tiến độ lên Quận vào năm 2025 mang lại nhiều biến đổi về cơ sở hạ tầng và nguồn vốn đầu tư.
Phố liền đường, cầu nối vùng
Theo vị trí địa lý, từ quận 7, xuôi theo đường Nguyễn Hữu Thọ, qua cầu Rạch Đĩa là địa phận xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè. Dọc tuyến Nguyễn Hữu Thọ người đi đường dễ dàng bắt gặp được một bộ mặt mới dọc hai bên đường với khu dân cư Phước Kiển A liền kề hàng loạt dự án cao ốc hiện đại, nhiều khu biệt thự, khu dân cư cao cấp…
Ông Lê Quốc Khanh, chủ tịch UBND xã Phước Kiển, cho hay.”Cùng với đô thị cũ đã hình thành dọc tuyến Lê Văn Lương, diện mạo đô thị xã Phước Kiển không ngừng được mở rộng, đổi mới, tạo sức phát triển mới cho xã…”
Theo ông Khanh, xã hiện có hơn 55.000 dân. Đa số là dân địa phương phần lớn dân cư mới của xã tang từ khi những tuyến đường huyết mạch mọc lên. Tuyến dường Nguyễn Hữu Thọ có 7 dự án đô thị đang được triển khai, khi các dự án đã đưa vào khai thác, sử dụng thì dân số, cơ cấu kinh tế cũng đã chuyển dịch theo tương ứng.
“Địa bàn xã hiện đạt tất cả các tiêu chuẩn nông thôn mới với đầy đủ điện, đường, trường, trạm phục vụ đời sống người dân. Năm 2020 thu nhập bình quân gần 68 triệu đồng/người/năm (chỉ tiêu là 60 triệu), hộ nghèo chỉ còn 0,41% và hộ cận nghèo chỉ còn 0,72%…” – ông Khanh phấn khởi cho hay.
Cầu Phước Lộc cũng đã hợp long, dự kiến trước Tết Nguyên đán 2021 sẽ được khánh thành giúp người dân 2 xã Phước Kiển và Phước Lộc sẽ lưu thông thuận lợi qua đây. Những người dân gần đây không dấu được vẽ hân hoàn khi nói về cây cầu này.
Đây chỉ là một trong số những cây cầu, đường sẽ được hoàn thiện nhằm quy hoạch tổng thể hạ tầng mà huyện chú trọng đầu tư tạo động lực mới thúc đẩy mục tiêu lên quận trở thành hiện thực.
Có thể thấy nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ vừa giải quyết được kẹt xe, tháo gỡ điểm nghẽn trong tuyến đường Vành đai 3.
Ngoài ra đường Nguyễn Hữu Thọ tiếp tục được TP đầu tư mở rộng nối thông suốt trung tâm TP đến cụm cảng biển – khu công nghiệp – khu đô thị cảng Hiệp Phước gồm: cảng container quốc tế SPCT, Tân Cảng Hiệp Phước, cảng quốc tế Long An và Khu công nghiệp Hiệp Phước đã thu hút hàng trăm dự án đầu tư với tổng số vốn hơn 43.000 tỉ đồng, giải quyết việc làm hơn 10.000 lao động…

Không thể không kể đến những công trình trọng điểm đã và đang triển khai nhằm tạo kết nối liên vùng như: cao tốc Bến Lức – Long Thành; cầu Cần Giờ kết nối huyện Nhà Bè, Cần Giờ với các tỉnh miền Đông, Tây Nam Bộ…
Thu hút vốn đầu tư, sử dụng hiệu quả nguồn lực
Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII đã thông qua chương trình phát triển đô thị trên địa bàn huyện Nhà Bè giai đoạn 2020-2025. Với mục tiêu phát triển huyện Nhà Bè theo hướng đô thị bền vững, phát triển kinh tế – xã hội và chuẩn bị cơ bản các điều kiện để Nhà Bè sớm trở thành quận của TPHCM.
Việc quy hoach và phát triển đô thị tập trung vào các giải pháp về chính sách, về quy hoạch, về nguồn vốn, đầu tư, cải cách hành chính và công nghệ. Trong đó, chú trọng giải pháp quy hoạch (phủ kín quy hoạch 1/2000 toàn huyện) và huy động nguồn lực.
Ngoài ra huyện cũng đề ra chiến lược phát triển đô thị với trọng tâm là phát triển hạ tầng kỹ thuật để thúc đẩy phát triển kinh tế theo định hướng thương mại – dịch vụ – công nghiệp. Qua đó tạo động lực để thu hút đầu tư, phát triển các khu đô thị mới song song với giải quyết nhu cầu an sinh xã hội cho người dân.
Phó chủ tịch UBND huyện Võ Phan Lê Nguyễn cho biết, huyện đang tập trung toàn bộ nguồn lực trong đầu tư xây dựng chú trọng phát huy nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, tạo đà phát triển cho hạ tầng.
Một số dự án trọng điểm về giao thông, nhà ở như: xây dựng các công trình phục vụ tuyến metro số 4; nối dài đường Phạm Hùng làm trục kết nối TP.HCM và Long An, Tiền Giang. Ngoài ra dự án xây dựng đầu mối trung chuyển hành khách xe buýt tại xã Phú Xuân, đầu tư mở rộng tuyến Lê Văn Lương; quy hoạch khu đô thị mới xã Phước Kiển định hướng kết nối với quận 7 và đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu đô thị mới Phước Kiển – Nhơn Đức…
Để thu hút các nhà đầu tư, huyện đã quy hoạch các khu đất: 166ha tại xã Long Thới với định hướng là khu công viên du lịch xanh; khu vực phát triển công nghiệp phụ trợ và bến bãi logistics ở khu vực xã Long Thới (tiếp giáp với cao tốc Bến Lức – Long Thành, đường Nguyễn Hữu Thọ); khu đào tạo đại học khoảng 116ha và khu trung tâm y tế kỹ thuật cao khoảng 41,9ha ở xã Long Thới; 50ha ở xã Nhơn Đức với tiềm năng phát triển loại hình hoa viên nghĩa trang…
Song song với việc xây dựng đường bộ, huyện cũng có lợi thế để khai thác các tuyến giao thông thủy có thể kết nối với bến Bạch Đằng, Cần Giờ và các tỉnh miền Đông, Tây Nam Bộ. Từ đó, các doanh nghiệp có thể đầu tư các công trình thủy; khai thác quỹ đất dọc các tuyến sông, rạch, kết hợp với du lịch thủy.