Lưu ý về phong thủy trước khi xây nhà

Trước khi xây nhà, rất nhiều người thường quan tâm đến vấn đề về phong thủy của căn nhà về kích thước đo đạc, hướng nhà, thiết kế nhà… Hãy cùng chúng tôi khám phá một số lưu ý về phong thủy trước khi xây nhà ở bài viết sau đây.

Cách tính tuổi xây nhà

Có rất nhiều vấn đề khi tính toán tuổi xây nhà cho gia chủ

Lưu ý đầu tiên trước khi xây nhà là cần tính được độ tuổi hợp lý và tốt để xây nhà, từ đó hạn chế được những sự việc xấu có thể xảy ra cho gia chủ. Đồng thời, tính toán chính xác được độ tuổi đẹp xây nhà sẽ đem lại may mắn, hạnh phúc và sự thịnh vượng cho ngôi nhà mới.

Theo phong thủy, khi làm nhà cần phải tránh các hạn về độ tuổi như Kim Lâu, Hoang Ốc, Tam Tai, Thái Bạch. Sau khi chọn được tuổi làm nhà, việc tiếp theo đó chính là lựa chọn ngày trạch cát và phương vị định, cũng như thời gian làm nhà để đảm bảo 3 yếu tố thiên – nhân – địa trong phong thủy.

Thiết kế nhà

Phần thiết kế nhà ở cũng đóng vai trò quan trọng, giúp gia chủ tính toán và sắp xếp bố cục theo đúng phong thủy. Để thiết kế nhà ở hoàn chỉnh cần đảm bảo yếu tố về hướng nhà, kích thước cửa đi kèm…

Hướng nhà

Phong thủy quy ước có tất cả 8 hướng, trong đó có 4 hướng chính và 4 hướng phụ mang những đặc điểm, ý nghĩa riêng đối với từng độ tuổi và cung –mệnh của người làm nhà.

  • Hướng sinh khí: đây là hướng tốt nhất, giúp thu hút may mắn và tài lộc
  • Hướng thiên ý: đem đến sự bảo vệ, che chở và bình an
  • Hướng diên niên, phục vị: mang lại khí vượng tốt lành
  • Hướng xấu tuyệt mệnh: hướng xấu nhất trong 8 hướng nhà
  • Hướng lục sát: hay còn gọi là vãng vong đem lại sự xui xẻo
  • Hướng xấu ngũ quỷ – hướng họa hại: đây cũng là 2 hướng xấu cần tránh khi làm nhà

Kích thước cửa chính, cổng, cửa sổ

Bạn nên tham khảo một số kích thước chuẩn theo phong thủy như sau.

  • Cổng nhà: Cần phải cân đối, hài hòa với chiều ngang là 830 x chiều dọc 50
  • Cửa nhà: Cửa nhà với hai cánh đều sẽ tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ và hiệu quả cao về phong thủy. Chiều rộng là 118-185cm, chiều dài sẽ là 218.
  • Cửa sổ: Cửa sổ là nơi thu nhận ánh sáng và lưu thông không khí trong nhà. Phần mép dưới sẽ cao hơn nền gạch từ 83-220 cm.

Trang trí nhà theo phong thủy

Trồng cây phong thủy trong nhà

Việc trang trí nhà cũng cần dựa trên nguyên tắc đủ ánh sáng và đủ không gian để lưu thông không khí. Bạn có thể trang trí nhà bằng các vật phẩm phong thủy bằng tranh, ảnh hoặc các bức tượng điêu khắc như: ngựa gỗ, hổ chầu, rồng – phương, tỳ hưu, tượng Phật Di Lạc, tượng Phúc – Lộc – Thọ…

Ngoài ra, để không gian trong nhà thêm trong lành và mát mẻ, có thể kết hợp trồng các loại cây như: cỏ lan chi, cây kim tiền, cây kim ngân, thiết mộc lan, cây tài lộc, cây lưỡi hổ…

Một số lưu ý về phong thủy nhà ở

  • Phòng khách nên được bố trí ở nơi dễ quan sát, thông thoáng, có đủ ánh sáng. Có thể bố trí ở ngay tầng 1 hoặc cửa ra vào.
  • Phòng bếp có thể liền với phòng khách, tuy nhiên cần thiết kế tường/ bức bình phong để ngăn cách. Phòng bếp cũng không được đối diện với cửa ra vào và nhà vệ sinh vì dễ tạo ra luồng khí xấu.
  • Phòng ngủ cần ở nơi yên tĩnh, thoáng đãng, ánh sáng không được quá sáng dễ làm giấc ngủ kém ngon giấc.
  • Các vật dụng phải được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, kê sát vào mép tường để tạo không gian lưu thông khí tốt.
  • Thiết kế nhiều cửa sổ để hấp thụ ánh sáng tốt và hiệu quả nhất.

Hy vọng qua bài viết trên, các bạn sẽ nắm bắt được các lưu ý để tạo nên những thiết kế phong thủy về nhà ở thích hợp nhất.