cao tốc TP.HCM – Mộc Bài Thông tin mới nhất về quy hoạch

Đánh giá bài viết

Thông tin mới nhất từ Văn phòng UBND TP.HCM cho biết, sau khi thống nhất với UBND tỉnh Tây Ninh, UBND TP.HCM đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT giao TP.HCM là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức kêu gọi đầu tư, triển khai, quản lý vận hành khai thác dự án đường cao tốc TP.HCM – Mộc Bài.

Quy mô và tiến độ thi công dự án cao tốc TP.HCM – Mộc Bài

Tổng quan dự án Đường Cao Tốc TP.HCM – Mộc Bài

Cao tốc TP HCM – Mộc Bài với chiều dài toàn tuyến khoảng 53,5 km có điểm bắt đầu giao với đường Vành đai 3 thuộc huyện Hóc Môn, TP.HCM và điểm kết thúc nối vào Quốc lộ 22, khu vực cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh. Dự án Cao tốc TP HCM – Mộc Bài có mặt cắt ngang 4 làn xe tiêu chuẩn đoạn tuyến từ đường vành đai 3 (TP HCM) đến huyện Trảng Bàng (tỉnh Tây Ninh) và 4 làn xe hạn chế đoạn còn lại.

Tuyến Cao tốc TP.HCM – Mộc Bài này sẽ xóa thế độc đạo của quốc lộ 22 (đường Xuyên Á) hiện hữu, dự kiến thi công vào năm 2021 và hoàn thành sau 4 năm (2025). Tổng mức đầu tư dự án là 10.688 tỷ đồng, theo hình thức đối tác công – tư (PPP) loại hợp đồng BOT có sự hỗ trợ của Nhà nước (gồm vốn đối ứng từ ngân sách và vốn vay ODA).

Xem thêm:   Dự án cầu Thủ Thiêm 4 đẩy nhanh tiến độ hoàn thành

Mục đích của dự án Cao tốc TP.HCM – Mộc Bài

Hiện nay, quốc lộ 22 đang là tuyến đường bộ duy nhất kết nối TP HCM – Mộc Bài (Tây Ninh), nên cửa ngõ thông thương với Campuchia đang quá tải.

Tuyến Cao tốc TP HCM – Mộc Bài được kỳ vọng kéo giảm tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông trên quốc lộ 22; tạo điều kiện phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất dọc tuyến trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, đặc biệt là Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài.

Tuyến đường cao tốc TP.HCM – Mộc Bài sẽ kết nối từ Khu đô thị Mộc Bài với các đường vành đai 4, vành đai 3 của TP HCM để tạo thành một mạng lưới liên hoàn giữa các tuyến giao thông đối ngoại và trở thành cửa ngõ ra vào TP HCM.

Bên cạnh đó, cao tốc TP.HCM – Mộc Bài sẽ rút ngắn hành trình từ Sài Gòn đến cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, tăng cường kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với hành lang kinh tế Đông – Tây, các đầu mối cảng biển, cảng hàng không quốc tế của vùng và khu vực ASEAN (Bangkok – Phnom Penh – TP HCM)… cũng như kết nối hệ thống đường xuyên Á qua cao tốc Phnom Penh – Bavet của Campuchia, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Xem thêm:   Bản đồ quy hoạch Bà Rịa – Vũng Tàu cập nhật 2021

Quy mô dự án tuyến Cao tốc TP.HCM – Mộc Bài

Cao tốc TP HCM – Mộc Bài bắt đầu từ Đường Vành đai 3 (huyện Hóc Môn, TP HCM) đi song song đường sắt Tân Chánh Hiệp – Trảng Bàng (Tây Ninh). Đến khu vực ga đường sắt Gò Dầu rẽ phải, cắt qua quốc lộ 22B rồi tiếp tục rẽ phải, vượt sông Vàm Cỏ đi về phía quốc lộ 22 kết nối với cửa khẩu Mộc Bài.

Cao tốc TP HCM – Mộc Bài được đề xuất đầu tư theo hai giai đoạn:

+ Giai đoạn đầu được chia thành hai phần: TP HCM – Trảng Bàng (dài 33 km, có quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 120 km/h) và Trảng Bàng – Mộc Bài (dài 20,5 km, 4 làn xe, tốc độ 80 km/h). Tổng mức đầu tư gần 10.700 tỷ đồng.

+ Giai đoạn hai (giai đoạn hoàn chỉnh), xây dựng đoạn TP.HCM – Trảng Bàng với quy mô tám làn xe và đoạn Trảng Bàng – Mộc Bài với quy mô sáu làn xe.

Quy hoạch cao tốc tphcm Mộc Bài
Quy hoạch cao tốc tphcm Mộc Bài

Tiến độ cụ thể dự án Cao tốc TP HCM – Mộc Bài

Tuyến cao tốc TP.HCM – Mộc Bài được quy hoạch từ lâu, về nguyên tắc sẽ do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư, nhưng có một số lý do nên dự án vẫn chưa thể triển khai. Hồi tháng 9/2019, UBND TP HCM và tỉnh Tây Ninh cùng gửi văn bản kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Thủ tướng cho TP HCM có thẩm quyền tổ chức triển khai dự án, phối hợp thực hiện cùng Tây Ninh.

Xem thêm:   Sau một năm giá đất Đồng Nai tăng mạnh

Hai địa phương cũng đề xuất tự lo kinh phí bồi thường (phía TP HCM khoảng 2.000 tỷ đồng, Tây Ninh 1.000 tỷ); phần kinh phí xây lắp, đầu tư còn lại gần 8.000 tỷ kiến nghị Chính phủ cho đấu thầu hoặc chỉ định thầu.

Đến ngày 14/10/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý kiến nghị này. Sáng 26/10/2019, tại TP HCM, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với UBND TP HCM, UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức hội nghị ký kết kế hoạch phối hợp triển khai dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM – Mộc Bài.

Trước mắt sẽ nghiên cứu đầu tư giai đoạn 1 quy mô 4 làn xe (đường cao tốc hạn chế) trên toàn tuyến, dự kiến trình phê duyệt chủ trương đầu tư và chuẩn bị đầu tư trong giai đoạn 2019 – 2020, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, thi công xây dựng trong giai đoạn 2021 – 2025.

Cụ thể: dự kiến cuối năm 2019, các cơ quan chức năng sẽ tham mưu cho HĐND hai tỉnh, thành thông qua những vấn đề liên quan đến việc triển khai, tháng 9/2020 lập, thẩm định, phê duyệt dự án… cố gắng đến tháng 3/2021 bắt đầu tổ chức thi công để dự án hoàn thành vào dịp 30/4/2025, góp phần chào mừng 50 năm Thống nhất đất nước.

Dự án Cao tốc hơn 10.600 tỷ TP.HCM – Mộc Bài được Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao UBND TP.HCM làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai như kiến nghị của Bộ GTVT và 2 địa phương.

Xem thêm:   Sân bay phan thiết quy hoạch tiến độ năm 2021

Sáng 26/10, tại TP.HCM, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với UBND TP.HCM, UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức hội nghị ký kết kế hoạch phối hợp triển khai dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TPHCM – Mộc Bài. Với kế hoạch phối hợp triển khai dự án giữa 2 tỉnh, dự án được kỳ vọng sẽ “chạy” nhanh hơn và góp phần hiện thực hóa đầu tư liên kết vùng, góp phần phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Tây Ninh, TP.HCM và khu vực phía nam.

+ Về kế hoạch phối hợp triển khai dự án, phía UBND TP.HCM sẽ thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; Báo cáo Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy TP, HĐND TP các nội dung có liên quan trong quá trình thực hiện; Bố trí nguồn vốn hỗ trợ cho dự án từ ngân sách của TP kịp thời, đầy đủ theo tiến độ thực hiện dự án. Đồng thời, chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND huyện Củ Chi thực hiện nhanh các nhiệm vụ có liên quan đến dự án, đặc biệt là công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

+ Trong khi đó, UBND tỉnh Tây Ninh sẽ thành lập Ban Chỉ đạo tổ chức thực hiện dự án, Ban bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đoạn trên địa phận tỉnh Tây Ninh; Bố trí nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh Tây Ninh kịp thời, đầy đủ theo tiến độ; Chỉ đạo các sở, ban, ngành tỉnh phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành của TP.HCM thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ, tham mưu đề xuất kịp thời các vấn đề vượt thẩm quyền và thực hiện nhanh công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Xem thêm:   Đất nền Củ Chi : Tiềm năng đầu tư, sinh lời nhanh chóng

Cao tốc TP.HCM – Mộc Bài là động lực mới để thúc đẩy kinh tế TPHCM và Tây Ninh phát triển ổn định. Hiện nay Quốc lộ 22 đang là tuyến giao thông duy nhất kết nối giữa TP.HCM với cửa khẩu Mộc Bài. Theo dữ liệu mới nhất, vận tải hàng hóa giữa TPHCM và Tây Ninh đang tăng đáng kể từ đó xảy ra tình trạng ùn tắc trên Quốc lộ 22, có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế trong trong khu vực và cả TP.HCM và Tây Ninh.

Bên cạnh đó Mộc Bài là cửa ngõ quốc tế của các nước ASEAN, có vai trò quan trọng kết nối TP.HCM – Phnom Penh (Campuchia) – Bangkok (Thái Lan). Vì vậy, cần xây dựng một tuyến đường mới có năng lực cao kết nối từ TP.HCM đến cửa khẩu Mộc Bài để san sẻ lưu lượng giao thông với QL22 hiện hữu và kết nối giao thương thuận tiện với các nước trong khu vực ASEAN… Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp Campuchia sẽ chọn tuyến này để vận chuyển hàng hóa ra các cảng ở Bà Rịa-Vũng Tàu, Sài Gòn thay vì cảng trong nước khi di chuyển gần hơn.